Giá trị dinh dưỡng và sử dụng hải sản, cá biển của người dân hiện nay

Xem với cỡ chữ : A- A A+
            Cá biển là thức ăn được ưa thích từ lâu đời của con người, là thức ăn giàu dinh dưỡng, trong đó hàm lượng protein và các chất khoáng như iốt, canxi, phốt pho, chất khoáng...cao hơn so với các loại thịt, cá khác. Cá biển còn chứa nhiều loại vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin A và D tan trong mỡ hấp thụ đạt mức cao 96%. Trong cá biển chứa lượng lớn axit nucleic (DHA) giúp thai nhi phát triển não bộ và là thức ăn mà phụ nữ mang thai cần phải lựa chọn. Khi thiếu DHA, sự hình thành màng tế bào não sẽ gặp trở ngại, ảnh hưởng đến trí lực, khả năng tư duy của con người. Cho đến nay vẫn chưa phát hiện DHA có trong cá biển tồn tại ở bất kỳ loại động, thực vật nào trên đất liền. Dầu của những loại cá biển như cá cơm, cá ngừ, cá thu...có nguồn DHA rất phong phú, phụ nữ mang thai nếu thường xuyên được ăn những loại cá này sẽ rất có lợi cho sức khỏe của thai nhi.

            Cá biển chứa nhiều chất khoáng: Cứ 100g cá biển thì có chứa 64mg canxi; 1,2mg sắt; 193mg phốt pho; 290mg kali; 70,8mg natri; 41mg magiê; 2,75mg kẽm... Hàm lượng chất khoáng chiếm 0,8 - 1,25% trong thịt cá, cao hơn các loại thịt khác. Cá chính là nguồn bổ sung nguyên tố vi lượng (lưu huỳnh, sắt, iốt...) rất tốt cho cơ thể. Trong cá biển rất giàu iốt, phụ nữ mang thai nếu thiếu iốt dễ làm cho thai nhi chết lưu, đẻ non, sẩy thai hoặc bị dị dạng bẩm sinh. Dầu gan cá và dầu cá biển nói chung có chứa một loại axit béo không no mà các động thực vật trên đất liền không có, trong đó có chất dinh dưỡng thiết yếu của não bộ, có tác dụng then chốt đối với sự phát triển của não và trí lực của thai nhi. Trong cá biển chứa nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm và các chất khoáng khác giúp cho da cho thai phụ có độ mịn màng, không bị khô và đàn hồi cao. Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường xuyên ăn cá biển sẽ giúp thai nhi phát triển tốt, giảm tỉ lệ trẻ sinh thiếu cân, thúc đẩy não bộ phát triển. Cá biển chứa một lượng lớn axit béo omega 3 với hàm lượng cao hơn nhiều so với cá nước ngọt, axit béo này có tác dụng làm giảm những cơn co thắt mạch máu não và bệnh đau nửa đầu ác tính, nâng cao khả năng đề kháng chống viêm nhiễm của cơ thể, tăng cường miễn dịch, phòng chống bệnh. Thường xuyên ăn cá biển rất tốt đối với phụ nữ mang thai, giúp ích cho sản phụ tiết sữa tốt hơn và đề phòng chứng hen khò khè ở trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ ung thư vú...

            Với những giá trị dinh dưỡng cao của các loại hải sản, cá biển trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân như trên việc sử dụng thực phẩm từ hải sản, cá biển là nhu cầu hàng ngày và rất cần thiết đối với sự phát triển cơ thể và tăng cường sức khỏe con người.  Tuy nhiên trong thời gia qua tại vùng biển Bắc  miền trung trong đó có tỉnh Quảng Bình đã xảy ra tình trang cá chết bất thường, hàng loạt làm cho hoạt động khai thác hải sản bị đình trệ, nguồn thực phẩm từ cá biển bị gián đoạn, đời sống của ngư dân, đặc biệt ở các xã vùng biển trên địa bàn tỉnh ta hết sức khó khăn, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân làm ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe của nhân dân. Để đảm bảo về nguồn lợi hải sản và việc sử dụng thực phẩm từ nguồn hải sản, cá biển chúng tôi xin có một số thông tin cơ bản cho quí bạn đọc như sau:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của của phó thủ tướng chính phủ Trịnh  Đình Dũng tại văn bản số 70/TB-VPCP của văn phòng chính phủ ngày 30/4/2016 và ủy quyền của Bộ Y tế, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) phối hợp với Chi cục ATVSTP Sở Y tế Quảng Bình đã tiến hành lấy mẫu và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đối với hải sản tươi sống tại Quảng Bình đến ngày 3/5/2016 với tổng số mẫu lấy là 5 mẫu. Kết quả lấy mẫu và kiểm nghiệm hải sản cụ thể: ngày 28/4/2016 tiến hành lấy mẫu tại Thị xã Ba Đồn là 04 mẫu (1 mẫu mực và 2 mẫu các tươi là cá bớp và các thu) để kiểm nghiệm các loại Kim loại nặng (crôm, Niken, đồng, sắt, kẽm, man gan, chì, cadimi, asen, thủy ngân) và xyanua. Kết quả  kiểm nghiệm đều nằm trong giới hạn cho phép. Ngày 3/5/2016 lấy 01 mẫu kiểm nghiệm tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình để kiểm nghiệm các loại Kim loại nặng (crôm, Niken, đồng, sắt, kẽm, man gan, chì, cadimi, asen, thủy ngân). Kết quả kiểm nghiệm nằm trong giới hạn cho phép. Qua đó cho thấy hiện nay các nguồn hải sản đánh bắt tại các ngư trường ở xa bờ (trong vùng an toàn) được xác nhận là hải sản an toàn đối với người tiêu dùng. Trên cơ sở đó nhằm ủng hộ ngư dân cùng những thuyền đánh bắt hải sản xa bờ tiếp tục ra khơi bám biển, ổ định cuộc sống và tạo lòng tin cho người tiêu dùng đối với các sản phẩm hải sản được ngư dân đánh bắt ở vùng biển xa (ngư trường an toàn).  

Trong thời gian tới thực dưới sự chỉ đạo của giám đốc Sở Y tế và tiếp tục thực hiện công văn số 1123/SYT ngày 29/04/2016 của Sở Y tế Quảng Bình về việc kịp thời phòng ngừa và xử lý tình hình ngộ độc thực phẩm nói chung và từ các thực phẩm hải sản, cá biển không đảm bảo an toàn thực phẩm, Chi cục ATVSTP, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tiếp tục lấy mẫu hải sản, cá biển chết (nếu có), nước biển, nước sinh hoạt...gửi lên cấp trên để xét nghiệm. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tiếp tục phối hợp với phòng y tế, Trung tâm y tế, Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các trạm y tế xã dọc ven biển lấy mẫu hải sản gửi về Trung tâm để kiểm nghiệm kịp thời. Tăng cường giám sát hải sản, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Sở Y tế Quảng Bình, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tiếp tục tuyên truyền vận động cán bộ viên chức ngành y tế và người dân hãy sử dụng thực phẩm an toàn tại các điểm bán hải sản, cá biển được Chi cục khai thác và bảo vệ thủy sản tỉnh Quảng Bình xác nhận, như siêu thị Coop Mart Quảng Bình hoặc một số địa điểm khác được thu mua từ các nguồn đánh bắt hải sản ở xa bờ (ngư trường được xác định đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm...); tuyệt đối không sử dụng hải sản chết không rõ nguyên nhân, không rõ ngồn gốc làm thực phẩm cho người và thức ăn chăn nuôi.

Bs. Nguyễn Huy Bổng

Các tin khác
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG