Các bậc cha, mẹ nuôi con nhỏ cần tìm hiểu về các loại vắc – xin cần tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Cuộc sống con người càng ngày càng phát sinh, phát triển nhiều dịch bệnh mới vì vậy kéo theo đó là càng ngày càng nhiều vắc - xin phòng bệnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

 

Các bậc cha, mẹ cần được trang bị kiến thức về các loại vắc - xin phòng bệnh cho trẻ và cần nắm chi tiết lịch tiêm phòng để trẻ được trang bị đầy đủ “vũ khí” chống lại các bệnh thông thường và thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc các bậc cha, mẹ nắm rõ lịch tiêm chủng là điều rất cần thiết. Vì khi nắm lịch tiêm chủng sẽ giúp cho cha, mẹ nuôi con nhỏ luôn nhớ lịch tiêm chủng hàng tháng và sẽ đưa con đến các điểm tiêm chủng để tiêm cho trẻ, tránh bỏ sót hoặc bị chậm trễ so với lịnh tiêm, điều này sẽ giúp trẻ có đầy đủ kháng thể chống lại bệnh, dịch bệnh làm cho trẻ phát triển tốt, tăng cường trí tuệ, phòng tránh suy dinh dưỡng...

 

Hiện nay ngoài 6 loại vắc - xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đó là: chủng ngừa lao, uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt và sởi thì đã có thêm các loại vắc - xin khác như: vắc - xin viêm gan B, viêm não Nhật Bản B, vắc - xin phòng nhiễm Hemophilus influenza (HIB), não mô cầu, quai bị, rubella, dại, tiêu chảy do Rotavirus, thủy đậu góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi và tăng cường miễn dịch chủ động cho trẻ em ở nước ta.

 

Trước hết ông bố, bà mẹ cần tìm hiểu về vắc - xin tiêm phòng

   Vắc - xin là hỗn dịch kháng nguyên để gây miễn dịch chủ động, thường là các vi khuẩn, vi rút sống giảm độc lực ( vi rút không có khả năng gây bệnh) hoặc là các vi khuẩn bất hoạt các thành phần của vi khuẩn, vi rút, các độc tố đã giảm độc lực, các kháng nguyên protein đặc hiệu được tinh khiết, ngoài ra còn có các chất phụ gia giúp tăng hoạt tính của kháng nguyên và thuận tiện cho việc bảo quản.

 

Về nguyên lý sử dụng vắc - xin:

Khi đưa vào cơ thể kháng nguyên ( vắc – xin) có nguồn gốc từ vi sinh vật hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

 

Các loại vắc - xin

-  Vắc-xin sống, giảm hoạt tính: sởi, quai bị, rubella, bại liệt (Sabin).

-  Vắc-xin chết, bất hoạt: tả, cúm, viêm gan A, viêm não Nhật Bản, bại liệt (Salk), dại.

-  Vắc - xin là độc tố đã được biến đổi: bạch hầu, uốn ván.

-  Subunit vaccin: viêm gan B, ho gà, viêm phổi do S. pneumonia.

-  Vắc - xin liên hợp: Hib (Haemophilus influenza tuyp b)

 

Chú ý có một số loại vắc-xin phối hợp như:

-  Phòng 6 bệnh trong 1 mũi: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, bệnh do Hib: 3 mũi tiêm dưới 6 tháng, mũi 4 nhắc lại lúc 18 tháng.

-  Phòng 5 bệnh trong 1 mũi: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib ( pentaxim).

-  Phòng 4 bệnh trong 1 mũi: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt( Tetraxim).

-  Phòng 3 bệnh trong 1 mũi: sởi, quai bị, rubellạ( priorix, MMR); bạch hầu, uốn ván, ho gà ( DTC).

 

Lịch tiêm chủng một số loại văc-xin:

- Tiêm càng sớm càng tốt từ sơ sinh: phòng bệnh lao (BCG), viêm gan B (Hepatitis B) mũi 1.

-  Tiêm phòng bệnh viêm gan B, mũi 2 khi trẻ được 1 tháng tuổi và mũi 3 khi trẻ 6 tháng tuổi (nhắc lại sau 5 năm).

-  Tiêm phòng mũi 1 cho trẻ 2 tháng tuổi đối với các bệnh sau: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não mủ trực khuẩn H.influenza týp b. Tiêm mũi 2 cho trẻ ở 3 tháng tuổi, tiêm mũi 3 cho trẻ ở 4 tháng tuổi, tiêm mũi 4 cho trẻ ở 16 tháng tuổi để phòng bệnh.

-  Khi trẻ được 1 tuổi, tiêm 1 mũi Vắc - xin phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR), 4-6 năm sau tiêm nhắc lại.

-  Riêng với bệnh thủy đậu (Varicella) khi trẻ được 1 tuổi tiêm 1 mũi, nếu trẻ trên 12 tuổi thì tiêm 2 mũi (cách nhau 6 – 8 tuần).

-  Trẻ trên 1 tuổi, tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản B cho trẻ với 3 mũi: 2 mũi đầu cách nhau 1 - 2 tuần và mũi 3 sau 1 năm.

-  Viêm gan A (Hepatitis A) Tiêm bằng Avaxim hay Epaxal khi trẻ được 1 tuổi ( tiêm 2 mũi cách nhau 6 tháng tới 1 năm).

-  Viêm màng não do não mô cầu (vacxin A+C meningoencephalitis) khi trẻ được 2 tuổi và cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch.

-  Khi trẻ được 2 tuổi tiêm 1 mũi viêm phổi, viêm màng não mủ.. do phế cầu khuẩn bằng Vắc - xin Pneumo 23 (cứ 5 năm nhắc lại 1 lần).

-  Khi trẻ được 2 tuổi tiêm 1 mũi thương hàn (Typhoid) bằng Vắc - xin Typhim Vi (cứ 3 năm nhắc lại 1 lần).

-  Từ 6 tháng tuổi đến lớn tiêm Vắc - xin Cúm bằng Vaxigrip được tiêm mỗi năm, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm.

 

Bs Nguyễn Huy Bổng

Các tin khác
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG