Bệnh do vi rút ZIKA và các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng

Xem với cỡ chữ : A- A A+

          Vi rút Zika (viết tắt là ZIKV) là một vi rút thuộc họ Flaviviridae được phân lập lần đầu tiên từ một con khỉ Rhesus trong rừng Zika của Uganda vào năm 1947 . Năm 1968, vi rút này được phân lập trên người đó là các cư dân của Nigeria. Kể từ khi ZIKV được phát hiện đầu tiên ở Uganda, sau đó là ở các quốc gia châu Phi và châu Á (Gabon, Ai Cập, Nigeria, Senegal, Sierra Leone, Côte d"Ivoire, Cộng hòa Trung Phi, Campuchia, Micronesia, Malaysia, Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan , Philippines, Indonesia) và cũng như đã xuất hiện ở Brazil năm 2015, rất có thể được bệnh được mang từ các nước phương Tây tới thế vận hội World Cup 2014. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): Tại Việt Nam hiện đã có 2 trường hợp nhiễm vi rút Zika cùng với lưu hành bệnh sốt xuất huyết cùng với sự lưu hành của loại muỗi Aedes, đây là muỗi truyền vi rút Zika. Thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày.

 

          Sự lan truyền Zika: chủ yếu là do muỗi Aedes đốt và chủ yếu là A. aegypti, đồng thời là trung gian truyền bệnh của vi rút Dengue gây bệnh SXH, Chikungunya vi rút gây bệnh sốt vàng. Tuy nhiên, một trường hợp gần đây cho thấy rằng nó có khả năng lan truyền từ người sang người, có thể đây là lần đầu tiên một bệnh do côn trùng truyền có khả năng lan truyền qua đường tình dục. Một trường hợp bệnh điển hình, đó là vào năm 2008, Tiến sĩ Brian Foy của Đại học Colorado sau khi đi nghiên cứu ở Senegal trở về thì dường như đã truyền ZIKV cho vợ sau khi quan hệ tình dục. Cả tiến sĩ Foy và nghiên cứu sinh của ông là Kevin Kobylinski đã bị nhiều loài muỗi đốt khi ở nước ngoài và bị bệnh khoảng 5 ngày sau khi trở về Mỹ. Cả hai đã có dấu hiệu sốt Zika và vợ của Tiến sĩ Foy đã thấy trong tinh dịch của chồng mình dường như có máu. Khoảng 10 ngày sau đó, vợ Foy có những dấu hiệu của sốt Zika trong khi bốn đứa con của họ vẫn khỏe mạnh. Lúc đầu, người ta cho rằng Foy bị bệnh sốt xuất huyết, nhưng sau khi Kevin Kobylinski gặp một nhà côn trùng học y học - người đã có kinh nghiệm với ZIKV, xét nghiệm được tiến hành cả ba bệnh nhân đều có kháng thể chống lại ZIKV. Bằng chứng gián tiếp cho thấy rằng quan hệ tình dục là phương thức lây truyền nhưng tính chắc chắn không cao do vợ của Foy đã bị muỗi Aedes đốt ở Colorado. Ngoài ra, vi rút phải mất 2 tuần mới hoàn thành chu kỳ ở muỗi trước khi gây nhiễm cho con người và vợ của Foy đã xuất hiện các triệu chứng chỉ 10 ngày sau khi ông trở về.

 


Hình Em bé Jose Wesley bị chứng đầu nhỏ vì mẹ em bị nhiễm vi rút Zika trong thời gian mang thai


          Dấu hiệu người mắc virus Zika: Sốt cao, có thể kèm theo sốt phát ban với những xung huyết trên bề mặt da. Mắt đỏ, giống như viêm kết mạc. Đau đầu, đau nhức cơ ( triệu chứng gần như sốt xuất huyết hoặc sốt siêu vi khác. Tuy nhiên khác với sốt rét là sốt theo từng cơn, các triệu chứng của Zika không thành cơn mà sốt cao kéo dài 4 -7 ngày.


          Các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng: Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là diệt bọ gậy; diệt muỗi, phòng muỗi đốt; loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. Thả cá vào tất cả các dụng cụ chứa nước trong nhà. Đậy kín các dụng cụ chứa nước; Thay nước, vệ sinh súc rửa bên trong dụng cụ chứa nước ít nhất 1 lần/tuần. Lật úp các dụng cụ chứa nước hoặc có bể chứa nước khi không dùng đến. Loại bỏ các vật phế thải gây đọng nước. Thay nước lọ /bình hoa ít nhất 1 lần/tuần. Bỏ muối hoặc dầu ăn vào bát kê chân chạn. Quét dọn và kiểm tra định kỳ máng dẫn nước. Đốt hương muỗi, sử dụng bình xịt, máy/vợt diệt muỗi… Ngủ màn kể cả ban ngày; Dùng mành/rèm che cửa sổ. Mặc quần áo dài tay; có thể sử dụng thuốc xua muỗi bôi/thoa vào vùng da hở. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.


          Đến ngay cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Zika đặc biêt là những người đi từ những vùng có dịch về, không tự ý điều trị tại nhà.


          Phụ nữ có thai và dự định có thai Không đến các quốc gia đang hay vùng đáng có dịch khi không cần thiết. Nếu phải đến các khu vực có dịch, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm vi rút Zika theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Sau khi về từ các khu vực có dịch cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm phát hiện sớm yếu tố lây nhiễm. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Người đến/trở về từ vùng có dịch chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày.


          Đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Phụ nữ có thai khi đi về từ các khu vực có dịch cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm phát hiện sớm yếu tố lây nhiễm.


Bs. Nguyễn Huy Bổng

Các tin khác
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG