Vi rut ZiKa đã đến kề sát Việt Nam và các biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng

Font size : A- A A+

          Ghi nhận mới nhất của tổ chức y tế thế giới, có 54 quốc gia lây truyền vi rút Zika, trong đó, có 3 nước láng giềng của Việt Nam là Lào, Trung Quốc và Campuchia.


          Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 07/3/2016 đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc có sự lây truyền virus Zika. Trong đó, Lào là nước mới nhất ghi nhận có sự lưu hành của vi rút Zika. Ngoài ra, một số quốc gia cũng đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika xâm nhập sau khi về từ vùng có dịch gồm: Đức, Hà Lan, Úc, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Cu Ba, Contra Costa, Utah, Đan Mạch, Nga. Đặc biệt, có 3 quốc gia ghi nhận ca bệnh nhiễm vi rút Zika có thể lây truyền qua đường tình dục do không có sự lưu hành của muỗi Aedes gồm Pháp, Italia và Hoa Kỳ. Cũng theo WHO, có sự liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Đến nay, đã có ít nhất 5.909 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ hoặc bất thường hệ thống thần kinh trung ương tại Brasil với 139 trường hợp tử vong.

 

          Tác nhân truyền sốt xuất huyết và bệnh virus Zika đều là loài muỗi Aedes. Biểu hiện lâm sàng của hai bệnh gần giống nhau như sốt, phát ban, viêm kết mạc, đau cơ…, song sốt xuất huyết thường nặng hơn. Bệnh do vi rút ZIKA hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, việc triển khai các biện pháp nhằm hạn chế sự lây truyền của bệnh bằng cách diệt muỗi truyền bệnh và các ổ chứa của muỗi, bọ gậy là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh.

Muỗi Aedes truyền được cả bệnh sốt xuất huyết và zika

          Phương thức và dấu hiệu của bệnh:

          Phương thức lây truyền chủ yếu của vi rút ZIKA là qua muỗi Aedes (loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết), có một số bằng chứng có thể gợi ý vi rút có thể lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con khi sinh và qua đường tình dục, tuy nhiên sự ghi nhận là rất hiếm. Thời gian ủ bệnh từ 3 - 12 ngày.

          Bệnh thường có biểu hiện sốt, nổi mẩn và một số triệu chứng khác như đau cơ, nhức đầu, đau mắt. Để chủ động phòng chống bệnh do vi rút ZIKA xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

          - Phụ nữa khi đi đến vùng lưu hành vi rút ZKA nên tư vấn cán bộ y tế trước và sau khi trở về; trong trường hợp cói liên quan với ca bệnh do vi rút ZIKA nên đến cán bộ y tế để được tư vấn, theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai.

          - Người nhập cảnh về từ các quốc gia có lưu hành vi rút ZIKA chủ động tự theo dõi sức khoẻ trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

          - Tuyên truyền người dân đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

          - Hàng tuần thu dọn, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, không cho muỗi đẻ trứng như thùng, xô, chậu, chai, lọ, lọ hoa, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá….

          - Hàng tuần thực hện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/ bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạng.

          - Người dân sống trong khu vực lưu hành muỗi Aedes cần phòng muỗi đốt bằng bôi hoá chất đuổi muỗi hoặc mặc quàn áo dài để tránh bị muối đốt; đóng các cửa để muỗi không vào nhà, nằm màn khi ngủ kể cả ban ngày (khi muỗi hoạt động).

          - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

Bs Nguyễn Huy Bổng

More
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG