Tập trung chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Xem với cỡ chữ : A- A A+

(Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình) Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Kế hoạch của UBND tỉnh về chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã kịp thời tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh các kế hoạch, giải pháp về thực hiện chuyển đổi số, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân trong việc thực hiện Chuyển đổi số. Từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành, phục vụ tốt các hoạt chuyên môn, ứng dụng CNTT, thương mại điện tử vào sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Năm 2022, bám sát nội dung chương trình, kế hoạch chuyển đổi số của chính phủ, của tỉnh và áp dụng vào thực tế của địa phương, hoạt động chuyển đổi số của Sở Thông tin và Truyền thông đã đạt các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra đầu năm 2022, tạo bản lề thực hiện tốt mục tiêu cả giai đoạn.

Hiện tại, Trung tâm dữ liệu điện tử của tỉnh phục vụ hoạt động Chuyển đổi số theo hướng công nghệ điện toán đám mây, vận hành cơ bản ổn định phục vụ triển khai, quản trị, khai thác, ứng dụng 11 nền tảng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, đồng thời hỗ trợ các cơ quan, đơn vị cài đặt, vận hành hệ thống, phần mềm chuyên ngành.

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) hoạt động hiệu quả, thực hiện kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong việc gửi, nhận văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, thông tin báo cáo…và đã kết nối, liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP). Năm 2022, tỷ lệ các ứng dụng có dữ liệu dùng chung được kết nối, sử dụng qua LGSP đạt 100%. Tỷ lệ kết nối, sử dụng dịch vụ dữ liệu có trên NDXP đạt 100% .

Năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông tập trung thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, thể hiện đúng vai trò tiên phong, gương mẫu về phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong các cơ quan, tổ chức tại tỉnh với mục tiêu 100% tỷ lệ văn bản trao đổi giữa Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật) dưới dạng điện tử; 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng; 90% chế độ báo cáo thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông; số hóa 100% hồ sơ giải quyết TTHC và cập
nhật lên hệ thống phần mềm một cửa của tỉnh; 100% tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh được tích hợp
lên Cổng dịch vụ công quốc gia...

Bên cạnh đó, Sở tăng cường công tác quản lý, vận hành và thực hiện bảo đảm an toàn hệ thống thông tin đối với Trung tâm dữ liệu điện tử, Mạng diện rộng WAN, các hệ thống thông  tin, CSDL dùng chung của tỉnh. Duy trì hoạt động Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) được Cục An toàn thông tin hỗ trợ thử nghiệm và tiếp tục thực hiện đầy đủ mô hình bảo đảm an toàn thông tin chuyên nghiệp “4 lớp”, có kết nối, chia sẻ dữ liệu với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

Tăng cường phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong xây dựng hạ tầng số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Hướng dẫn Tổ công nghệ số cộng đồng tham gia kênh truyền thông Zalo chuyển đổi số quốc gia để cập nhật thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác, từ đó lan tỏa tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho cộng đồng dân cư.

Xây dựng, triển khai ứng dụng Công dân số tập trung tỉnh Quảng Bình; thực hiện hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đồng thời phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân./.

BBT

Các tin khác
ĐẤU THẦU - MUA SẮM CÔNG